CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ ĐẠI SƠN

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ ĐẠI SƠN

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ ĐẠI SƠN

VĂN HÓA LÀM VIỆC VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ NƠI CÔNG SỞ

Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay, bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra những cách riêng giúp làm việc nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn thì có một cách khá tốt để xây dựng giá trị bản thân đó là hình thành những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sự chốn công sở.

 

Xây dựng văn hóa công sở chính là xây dựng một môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả. Từ đó tạo bầu không khí cởi mở giúp nhân viên hứng khởi làm việc đưa chất lượng và hiệu quả công việc lên cao.

        Hiện nay vẫn tồn tại khá nhiều hạn chế trong văn hóa công sở như: đi làm muộn, đi họp muộn, nói chuyện riêng trong giờ họp, trang phục không phù hợp khi đến công sở, tác phong làm việc không chuyên nghiệp, chưa giữ vệ sinh chung, hút thuốc lá, thiếu ý thức trách nhiệm với công việc được giao… đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, đến đồng nghiệp, đến bộ mặt doanh nghiệp.

       Ở một số doanh nghiệp có hạn chế là do tinh thần tự quản, tự giác của nhân viên còn thấp, do tính ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm trong công tác, thiếu nhiệt tình, nhiệt huyết trong công việc, tâm lý làm cho có làm, làm cho xong việc… Một số ít là do chưa biết nhận thức phải làm như thế nào để có những hành vi, ứng xử văn minh, lịch sự nơi công sở.

       Một số ý kiến nhỏ được rút ra từ thực tế nơi công sở phần nào hạn chế bớt những mặt chưa được trong thực hiện văn hóa công sở tại nơi làm việc như sau:

- Đến công sở làm việc ăn mặc phải gọn gàng, phù hợp, đi đứng nhẹ nhàng, đặc biệt tránh đi giầy dép tạo ra tiếng ồn quá lớn làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc chung.

- Luôn ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp bàn làm việc, phòng làm việc, giữ vệ sinh công sở sạch như giữ vệ sinh ở chính nhà mình.

- Không lạm dụng máy tính cơ quan vào những trò tiêu khiển trong giờ làm việc, vừa ảnh hưởng đến năng suất công việc, vừa tạo thói quen xấu cho bản thân.

- Điện thoại nên để ở chế độ rung hoặc im lặng, tránh gây tiếng ồn ảnh hưởng đến đồng nghiệp và ảnh hưởng đến không khí làm việc yên tĩnh tại cơ quan.

- Gõ cửa trước khi vào phòng sếp hay bất kỳ phòng nào khác.

- Trong công việc, khi trả lời điện thoại cần nói năng mạch lạc, rõ ràng. Tuyệt đối tránh dùng ngôn từ tục tĩu tại nơi làm việc trong quá trình giao tiếp, không nói quá nhanh, quá chậm, quá nhỏ hoặc quá lớn, không xen vào chuyện người khác, không cướp lời người khác khi nói.

- Cần thực hành đúng văn hóa bắt tay tại công sở.

- Trong công sở nên xưng hô theo chức danh đối với người có chức vụ, xưng hô bằng tên đối với người cùng trang lứa, đối với người lớn tuổi nên dùng đại từ nhân xưng, không nên xưng hô theo kiểu gia đình.

- Không buôn chuyện; không tạo bè kéo cánh để tranh chức, tranh quyền; tránh thái độ xun xoe với người trên, hách dịch với người dưới; tránh lấy cớ vì hiệu quả công việc mà cố tình không thừa nhận năng lực gây khó dễ cho những thành viên khác, đặc biệt là người mới đến làm việc tại cơ quan. Người đi trước phải dẫn dắt người đi sau, chỉ bảo và giúp họ tiến bộ.

 

Phong trào xây dựng văn hoá công sở - một số giải pháp

 

 

 

1.     Tạo sự hoà đồng

Công sở là nơi làm việc chung với nhiều người có trình độ, tính cách hoàn toàn khác biệt. Thời gian chúng ta đi làm tiếp xúc với đồng nghiệp đôi khi còn nhiều hơn cả người thân gia đình. Do vậy, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết. Hãy hoà đồng, nhiệt tình giúp đỡ mọi người trong công việc cũng như sẵn sàng tiếp nhận góp ý xây dựng của đồng nghiệp để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn. Luôn giữ vững nguyên tắc “lấy công việc làm trọng”, không để những việc vặt vãnh cá nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

- Hãy xem môi trường làm việc như một ngôi trường lớn để học hỏi, rèn luyện kỹ năng, gom góp kinh nghiệm cũng như hoàn thiện nhân cách bản thân.

- Nở nụ cười và lời chào thân thiện với đồng nghiệp.

- Hãy đối xử với nguời khác như cách bạn muốn người ta đối xử với bạn. Nếu bạn đối xử trân trọng và quan tâm với đống nghiệp, họ khó có thể làm điều ngược lại đối với bạn.

 

2.     Giữ hoà khí nơi làm việc

* Tạo môi trường làm việc tích cực: Muốn có những đồng nghiệp tốt, thì trước hết bạn phải là một đồng nghiệp tốt của họ. Đừng đỏi hỏi họ phải đối xử với bạn như thế nào mà bạn phải xem lại thái độ của mình với từng đồng nghiệp.

* Luôn cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, biết giữ lời hứa, chia sẻ những thành tích, ý kiến, đóng góp với mọi người sẽ góp phần tạo nên một môi trường làm việc vui vẻ, hiệu quả công việc cao, thắt chặt tình đoàn kết với mọi người.

 

3.     Xây dựng phong cách làm việc

- Tạo cho mình một “tác phong chuyên nghiệp” chính là bạn đang thể hiện bạn là một người chuyên nghiệp. Phong cách chuyên nghiệp tạo nét đẹp văn hoá của một dân văn phòng hiện đại. Cần phải biết quý trọng thời gian, mỗi ngày chúng ta có 8-9 giờ làm việc, thời gian tuy dài nhưng rất ngắn ngủi đối với những người biết việc.

- Đầu tiên của phong cách chuyên nghiệp là đúng giờ. Đó là một cử chỉ đẹp. Bạn muốn thành công trong công việc, trong quản lý thì bạn phải làm việc, tham dự các cuộc họp nơi công sở, có kỷ luật và đúng giờ. Thứ đến là ngăn nắp, gọn gàng nơi làm việc. Ba là biết nhận trách nhiệm của mình trong công việc và cuộc sống, biết lắng nghe, biết xin lỗi và biết nói lời cảm ơn chân thành.

 

4.     Thái độ lạc quan

Những lúc chúng ta buồn, sống bi quan hãy thay đổi thái độ; những lúc chán nản, bất mãn hãy thay đổi cách nhìn với mọi việc.

Chân thành lắng nghe, tôn trọng người khác, tôn trọng thời gian của người khác, chú ý đến mọi người xung quanh. Mỗi ngày hãy chủ động làm một vài điều tử tế, chúng ta sẽ thấy cuộc sống thật vui vẻ và nhẹ nhàng.

Một thái độ lạc quan sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn: khi lạc quan bạn sẽ nổ lực và phát huy hết trách nhiệm của mình cho công việc. Mọi người sẽ nhận ra bạn và công nhận khả năng đích thực của bạn.

 

5.     Làm hăng say, chơi nhiệt tình

Giải trí là một phần không kém quan trọng trong một ngày, nó giúp giải toả căng thẳng, làm vơi bớt nỗi lo âu và giúp chúng ta có trạng thái cân bằng trong cuộc sống. Khi đi chơi, biết cư xử thoải mái với đồng nghiệp ngoài nơi làm việc, đó là lúc bạn sẽ được sống với chính mình.

 

 

6.        Xây dựng tinh thần Đoàn kết trong Doanh nghiệp

 

Phát triển bền vững: là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp hướng đến, mà để thực hiện được mục tiêu đó không còn cách nào khác là phải đoàn kết tạo thành sức mạnh tập thể, để phát huy mọi nguồn lực. Đoàn kết là nền tảng của sự phát triển bền vững. Có đoàn kết mới có dân chủ.

 

Trong xu thế hội nhập hiện nay của thế giới, đoàn kết càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Chúng ta phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh tổng hợp, cùng hướng tới một sự phát triển bền vững.

 

- Ý nghĩa của đoàn kết:

 

+ Đoàn kết sẽ làm cho mọi công việc trở nên dễ dàng hơn. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng mọi khó khăn, thử thách.

 

+ Đoàn kết tạo nên những kinh nghiệm phối hợp, tạo nên sự nhiệt tình, hăng hái để hoàn thành nhiệm vụ và tạo nên bầu không khí vui vẻ để làm việc hiệu quả.

 

+ Đoàn kết tạo cho tất cả mọi người cảm giác được tôn trọng.

 

+ Đoàn kết tạo nên ý thức thuộc về bổn phận và tăng cường bản chất tốt đẹp của mọi người.

 

 

+ Đoàn kết giúp cho mối quan hệ của con người gần gũi, thân ái với nhau hơn, tạo ra nhiều niềm vui trong cuộc sống.

ĐOÀN KẾT LÀ SỨC MẠNH

Danh mục sản phẩm

Y tế - Sức khỏe

Tin tức công ty

Tin tức hoạt động

Đối tác

Bootstrap Slider

Đăng ký nhận thông tin

Khách hàng có thể đăng ký email để nhận được những thông tin mới nhất từ chúng tôi